Quy định số lượng vị trí đặt bình chữa cháy trên xe ô tô

22/09/2022

Theo thông tư 57/2015/TT-BCA được sửa đổi bổ sung theo luật PCCC cho xe cơ giới đối với TT 148/2020/TT-BCA được ban hành do BCA Việt Nam quy định

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 57/2015/TT-BCA NGÀY 26/10/2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN HƯỚNG DẪN VỀ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Quy định số lượng vị trí đặt bình chữa cháy trên xe ô tô

Quy định số lượng vị trí đặt bình chữa cháy trên xe ô tô

Việc quy định số lượng vị trí đặt bình chữa cháy trên xe ô tô là gì ? chúng ta cùng tham khảo về luật pccc ban hành như sau

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây viết gọn là Thông tư số 57/2015/TT-BCA)

1. Thay thế cụm từ “ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên” tại khoản 1 Điều 1 và khoản 1 Điều 4 bằng cụm từ “ô tô trên 09 chỗ ngồi”.

2. Thay thế cụm từ “Nghị định số 104/2009/NĐ-CP” tại khoản 2 Điều 4 bằng cụm từ “Nghị định số 42/2020/NĐ-CP”.

3. Thay thế Phụ lục I - Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 57/2015/TT-BCA bằng Phụ lục I - Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thay thế Phụ lục II - Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 57/2015/TT-BCA bằng Phụ lục II - Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

“Điều 7. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được kiểm định theo quy định tại Điều 38 của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.”

Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2021.

2. Trách nhiệm thi hành:

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này;

b) Lực lượng Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo thẩm quyền được giao có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của pháp luật;

c) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

Hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) việc thực hiện hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý;

Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ);

d) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để có hướng dẫn kịp thời./

Sau đây là những quy định số lượng vị trí đặt bình chữa cháy trên xe ô tô gồm những đối tượng xe cơ giới nào ? phải lắp đặt số lượng bao nhiêu?

STTLoại phương tiệnDanh mục, định mức trang bị
Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 3 lítBình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 4 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 5 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 6 lítĐèn pin cầm tay
1Ô tô trên 09 chỗ ngồi   
1.1Ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi2 bình 1 chiếc
1.2Ô tô trên 30 chỗ ngồi02 bình01 bình1 chiếc
2Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo01 bình02 bình1 chiếc

PHỤ LỤC II

DANH MỤC, ĐỊNH MỨC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 148/2020/TT-BCA, ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)

STTLoại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộDanh mục, định mức trang bị
Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 4 kgKìm cộng lực (Chiều dài tối thiểu 600 mm; cắt được sắt có đường kính tối thiểu Ø10 mm)Búa (Khối lượng đầu búa tối thiểu 1,25 kg)Xà beng (Bằng thép, bề mặt sơn tĩnh điện; có chiều dài tối thiểu 750 mm; một đầu dẹt và một đầu cong để nâng, bẩy vật nặng)Đèn pin phòng nổ cầm tay
1Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ     
1.1Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn02 bình1 chiếc1 chiếc1 chiếc1 chiếc
1.2Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên03 bình1 chiếc1 chiếc1 chiếc1 chiếc
2Loại 2. Khí (khí dễ cháy; khí không dễ cháy, không độc hại; khí độc hại)     
2.1

Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn

02 bình1 chiếc1 chiếc1 chiếc1 chiếc
2.2Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên03 bình1 chiếc1 chiếc1 chiếc1 chiếc
3Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy     
3.1Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn02 bình1 chiếc1 chiếc1 chiếc1 chiếc
3.2Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên03 bình1 chiếc1 chiếc1 chiếc1 chiếc
4Loại 4. (Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; chất có khả năng tự bốc cháy; chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy)     
4.1Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn02 bình1 chiếc1 chiếc1 chiếc1 chiếc
4.2Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên03 bình1 chiếc1 chiếc1 chiếc1 chiếc
5Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác     
5.1Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn01 bình1 chiếc1 chiếc1 chiếc1 chiếc
5.2Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên02 bình1 chiếc1 chiếc1 chiếc1 chiếc

Quy định về trọng lượng bình chữa cháy trên xe ô tô

Bên cạnh chủng loại, trọng lượng bình cứu hỏa cho xe ô tô cũng có rất nhiều loại trọng lượng và dung tích khác nhau. Lấy ví dụ như:

Bình cứu hỏa mini với các loại: 500 ml, 1.000 ml…

Bình cứu hỏa cỡ trung với các loại: 1 kg, 2 kg…

Bình cứu hỏa cỡ lớn với các loại: 4 kg, 6 kg…

Trọng lượng này không thể chọn mua tùy tiện mà phụ thuộc vào loại xe riêng. Cụ thể, chủ xe trang bị bình cứu hỏa có trọng lượng hoặc dung tích theo quy định tương ứng như sau:

Xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi: Chọn 1 bình dưới 4 kg hoặc dưới 5 lít (có thể bỏ vì luật hiện tại không bắt buộc).

Xe ô tô từ 10 – 15 chỗ ngồi:  Chọn 1 bình có trọng lượng từ 4 kg – 6 kg (hoặc từ 5 lít – 9 lít).

Xe ô tô từ 16 – 30 chỗ ngồi: Chọn 2 bình gồm 1 bình dưới 4 kg (hoặc dưới 5 lít) và 1 bình từ 4 kg – 6 kg (hoặc từ 5 lít – 9 lít).

Xe ô tô trên 30 chỗ ngồi: Cần 3 bình gồm 1 bình dưới 4 kg (hoặc dưới 5 lít) và 2 bình từ 4 kg – 6 kg (hoặc từ 5 lít – 9 lít).

Không để bình chữa cháy ở nơi nhiệt độ cao

Nếu nhiệt độ môi trường cao, vượt quá mức giới hạn của bình chữa cháy sẽ khiến thể tích chất chữa cháy trong bình tăng cao gây cháy nổ nghiêm trọng. Vì thế, bạn chú ý không đặt bình chữa cháy ở những nơi có nhiệt độ cao, những nơi dễ bị ánh nắng mặt trời chiếu đến trực tiếp như taplo, khay/hộc đựng đồ ở khu vực hàng ghế trước. Điều này nhằm mục đích đảm bảo an toàn tối đa.

Quy định số lượng vị trí đặt bình chữa cháy trên xe ô tô

Đặt bình chữa cháy trong tầm với của tài xế

Bình chữa cháy cần được đặt ở những nơi gần nhất trong tầm tay của tài xế để có thể xử lý nhanh nhất nếu hỏa hoạn không may xảy ra. Cụ thể, theo lời khuyên từ hãng xe Volvo, vị trí đặt bình chữa cháy trên ô tô lý tưởng nhất là phía dưới của ghế tài hoặc đặt ở chỗ để chân của ghế phụ (ghế hành khách ngay bên cạnh ghế tài). Không nên đặt bình chữa cháy ở chỗ để chân ghế của tài xế vì gây vướng víu khi điều khiển chân ga/phanh/côn, dễ gây nguy hiểm hơn.

Hạn chế di chuyển bình chữa cháy trong xe

Trong quá trình bảo quản bình chữa cháy, hãy hạn chế di chuyển bình chữa cháy tới các vị trí khác nhau. Trường hợp cần thiết phải chuyển dời chỗ, hãy thao tác nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh bởi có thể khiến áp suất trong bình tăng cao, rất dễ gây cháy nổ mạnh ngay trong xe.

Quy định về cách sử dụng bình chữa cháy trên xe ô tô

Cách dùng bình chữa cháy mini chuẩn trên ô tô

Khi xảy ra cháy trên xe, bình chữa cháy cần được sử dụng theo quy chỉnh chuẩn bao gồm các bước:

Bước 1: Lắc nhẹ bình để chất cháy được trộn đều

Bước 2: Tháo nắp hoặc khóa bảo vệ trên miệng bình

Bước 3: Giữ cho bình thẳng rồi nhấn nút phun vào đám cháy đến khi lửa được dập tắt

Quy định số lượng vị trí đặt bình chữa cháy trên xe ô tô

Một số lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy ô tô

Khi phun bình chữa cháy, bạn nên đứng cách đám cháy tối thiểu 1m để đảm bảo an toàn. Đồng thời nên đứng ở đầu hướng gió vì mượn lực gió sẽ giúp đám cháy nhanh được dập tắt hơn.

Trường hợp chất cháy là xăng dầu, không phun bình chữa cháy vào một chỗ mà cần phun bao quanh để chất chữa cháy bao trùm toàn bộ chất cháy.

Ngay sau khi mua bình chữa cháy, chủ xe nên thử xịt một ít trước để kiểm tra bình đồng thời nắm rõ được cách sử dụng.

Lưu ý đến thời hạn sử dụng bình và tình trạng bình chữa cháy. Cụ thể như bình chữa cháy dạng bột thường có thời hạn sử dụng 5 năm. Bình dạng khí CO2 thì tùy vào lượng khí còn bên trong bình, có thể kiểm tra bằng cách cân lượng trọng lượng bình.

 

0 bình luận, đánh giá về Quy định số lượng vị trí đặt bình chữa cháy trên xe ô tô

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
0.08696 sec| 3746.656 kb